Hàng loạt sân chơi cho trẻ em “đắp chiếu” giữa Hà Nội

Theo lời một số người dân sinh sống quanh khu tập thể C2 Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), các thiết bị ở sân chơi dành cho trẻ em được lắp đặt cách đây chưa lâu nhưng nay đã có dấu hiệu xuống cấp. Các vết hoen ố, rỉ sắt đã khiến không ít người phải dè chừng khi để con em mình vui đùa trên những chiếc xích đu, bập bênh,…

san-choi-tre-em-ha-noi-1

 Dù có màu sơn khá mới, nhưng chiếc cầu trượt không có ai quét dọn thường xuyên, cộng thêm việc nằm dưới bóng cây nên vương nhiều vết bẩn, bùn đất. Trên chiếc cầu trượt này, các bạn nhỏ chỉ trèo lên, đứng trò chuyện hoặc bày ra những trò chơi của riêng mình chứ không dám trượt xuống.san-choi-tre-em-ha-noi-2

Cách đó không xa, ở khu tập thể C5 Kim Liên, tình trạng sân chơi cho trẻ em còn tồi tệ hơn thế rất nhiều.

san-choi-tre-em-ha-noi-3

san-choi-tre-em-ha-noi-4                                                    

                                            Đây chắc hẳn là nửa còn sót lại của chiếc bập bênh cũ kĩ.

Nơi đây vốn được coi là “thiên đường của các món ăn vặt”, nên không bất ngờ khi toàn bộ khoảng sân đã bị lấy làm chỗ dựng xe hoặc bày biện bàn ghế. Toàn bộ trò chơi ở đây đã hỏng hoàn toàn, không thể sử dụng nhưng vẫn chưa bị dẹp đi. Thậm chí cũng không có biển cấm để cảnh báo những đứa trẻ hiếu động.

san-choi-tre-em-ha-noi-5

san-choi-tre-em-ha-noi-6                                                                         

       Bảng nội quy sân chơi giờ chỉ là thứ vô giá và cũng bị phá hỏng một phần, giống số phận của những món đồ chơi hiện diện trong sân

Chỗ chơi của trẻ con bị người lớn chiếm dụng, phục vụ cho lợi ích kinh doanh. Tình trạng hàng quán mọc lên như nấm, diện tích sân chơi bị thu hẹp diễn ra khá phổ biến nên trẻ em chẳng thể vui chơi một cách tự nhiên.

san-choi-tre-em-ha-noi-7

Hàng chục khu nhà của dãy tập thể Kim Liên chỉ có duy nhất một sân chơi cho trẻ em. Tuy nói là sân chơi trẻ em, nhưng hầu hết đều là các thiết bị thể dục mà chỉ người lớn mới có thể sử dụng hiệu quả. Trên khoảng sân rộng, chỉ có 1,2 trò chơi phù hợp cho lứa tuổi thiếu nhi. Thế nhưng, “có còn hơn không” – một người dân sống ở khu D, khu tập thể Kim Liên chia sẻ.

san-choi-tre-em-ha-noi-8

san-choi-tre-em-ha-noi-9

Cô cho biết thêm: “Cả mấy chục khu C, và cả khu D bên kia, chỉ có chỗ này là có máy tập. Toàn bộ các sân chơi ngoài kia, không có chỗ nào đủ sạch sẽ, an toàn để chúng tôi có thể yên tâm để con cháu mình chơi ở đó. Mong trên phường sớm có thêm nhiều dự án xây mới và đầu tư những khu vui chơi để các cháu vừa hoạt động cho khỏe người, vừa thông thoáng đầu óc mà học tập cho tốt”.

Ở khu tập thể Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội), nội quy sân chơi đã đề rõ: không được đá bóng, không trông giữ xe máy, xe đạp, không chiếm dụng sân chơi vào mục đích riêng,… Nhưng nhìn vào cơ sở vật chất ở sân chơi này, có lẽ mọi quy định đều trở nên vô nghĩa. Không còn gì để chơi, lũ trẻ đành đá bóng. Ấy vậy mà các em cũng không thể thỏa sức vui chơi bởi xung quanh dày đặc xe máy, xe đạp, nhà dân và cả các gian hàng.

san-choi-tre-em-ha-noi-10

san-choi-tre-em-ha-noi-11

Chiếc cầu trượt giờ trở thành nơi chất rác thải, vải dù và hàng trăm vật dụng không tên.Chú P. (68 tuổi), một người dân đã sinh sống ở khu tập thể hàng chục năm bức xúc: “Đã nhiều lần chúng tôi phản ánh lên trên nhưng cũng chẳng được giải quyết. Các sân chơi ở khu khác đã biến thành bãi để xe, chỗ ăn uống, buôn bán hết, chỉ còn duy nhất sân chơi này. Nhờ có công sức của mọi người xung quanh mà sân này vẫn giữ được một góc nhỏ để các cháu vui chơi. Nói vậy nhưng nhìn quanh thì cũng xập xệ lắm rồi”

san-choi-tre-em-ha-noi-12

Vòng xoay đã bị đóng cửa do không thể sử dụng được. Phía trên, toàn bộ phần nóc đã bị nứt, vỡ toác. Những trò chơi này rất dễ gây nguy hiểm cho con trẻ hoặc có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Chưa kể, sân chơi ở khu tập thể Trung Tự còn y hệt ma trận bởi những sợi dây thép, dây phơi treo khắp nơi.

san-choi-tre-em-ha-noi-13

Đây là trò chơi duy nhất mà các em nhỏ có thể sử dụng được. Tuy nhiên, quả cầu này cũng đã hoen rỉ gần hết. Để đảm bảo an toàn cho con cháu mình, có người đã phải tự tay đổ bê tông vào chân cầu trượt để tăng độ vững chắc.

san-choi-tre-em-ha-noi-14

Sân chơi của khu tập thể Giảng Võ chỉ có duy nhất chiếc cầu trượt không ai đoái hoài. Ở phía ngoài, khoảng sân cũng đã bị người dân lấy gần hết để bày hàng quán ăn.

san-choi-tre-em-ha-noi-15

Ở nhiều nơi, nhà văn hóa ở mỗi tổ có thể là nơi để trẻ em vui đùa. Nhưng nhà văn hóa nằm trong con ngõ trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) lại không như vậy. Khắp nơi ngổn ngang vật liệu xây 1dựng nên không thể tránh khỏi việc những đứa trẻ tinh nghịch trèo lên đống xi măng, cát sỏi. Không ai trong các em có thể lường được những nguy hiểm đang rình rập.

san-choi-tre-em-ha-noi-16

Thiếu hụt sân chơi chỉ là một trong vô vàn những lí do để các quán game ngày càng hút khách. Thủ đô Hà Nội không thiếu điểm vui chơi cho trẻ em, nhưng cái cần ở đây là sự đầu tư, duy trì và phát triển lâu dài. Để trẻ em có chỗ vui chơi tốt hơn, cho trẻ một môi trường phát triển thể chất và tinh thần, cần nghiêm cấm triệt để các hành vi vi phạm, lấn chiếm không gian chung để sân chơi cho trẻ có thể phát huy tối đa tác dụng và trở về đúng chức năng của nó.

(Theo Dân Trí)

Tham khảo các mô hình sân chơi do VIVADO thiết kế và cung cấp lắp đặt thiết bị tại đây : http://vivado.com.vn/danh-muc/thu-vien-hinh-anh/